Ngày nay chứng khoán không còn là khái niệm quá xá lạ, dần trở nên phổ biến trong cộng đồng đầu tư. Mở tài khoản chứng khoán là yêu cầu bắt buộc để bạn thực hiện giao dịch. Cách làm thì vô cùng đơn giản, nhưng những e ngại đi kèm khi miếng mồi ngon dần bị nhiều tay săn dòm ngó là không tránh khỏi; không phải là điều được “bật mí” với đại đa số nhà đầu tư. Nếu bạn đã search từ khóa “Cách mở tài khoản chứng khoán an toàn” thì bài viết này dành cho bạn!
Dưới đây là các bước để mở một tài khoản chứng khoán.
Xác định mục tiêu cụ thể
Mục đích tiên quyết khi xác định mở tài khoản là để kiếm lợi nhuận từ chứng khoán!
Tuy nhiên, tùy theo ngắn hay dài, mà có những mục tiêu cụ thể:
- Tiết kiệm chi phí môi giới
- Ưu đãi về lãi vay đòn bẩy tài chính
- Hiểu biết đúng về kiến thức chứng khoán
- An toàn, có uy tín, Tư vấn tốt
- Dịch vụ khách hàng tốt
Theo Giáo sư Philip Kotler (50 bộ não Quản trị lớn nhất thế giới), không có cái tốt nhất chung chung, như ngân hàng tốt nhất, cổ phiếu tốt nhất mà là chỉ tốt nhất về khía cạnh cụ thể nào đó.
Tham gia chứng khoán thì mục tiêu sẽ là tối ưu hóa lợi nhuận trong lâu dài
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi mở tài khoản chứng khoán
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước: để chứng minh bạn qua tuổi dậy thì là được. (>= 16 tuổi là mở được tài khoản để đầu tư chứng khoán rồi)
Một chú ý nhỏ là Hộ chiếu sẽ không được chấp nhận bạn nhé.
Hồ sơ cần thiết sẽ được các công ty chứng khoán điền sẵn thông tin do bạn cung cấp trong phiếu đăng ký mở tài khoản và gửi cho bạn.
Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là ký tên và gửi lại cho họ (kèm theo ảnh chụp 2 mặt CMND/Thẻ căn cước).
Mở tài khoản có mất phí không?
KHÔNG! Hoàn toàn miễn phí.
Mở tài khoản chứng khoán online hay là offline?
Về bản chất thì người ta cần cái chữ ký sống của bạn và xác minh chứng minh thư/ thẻ căn cước (sợ làm giả). Bởi liên quan đến tiền bạc, nên cần xác nhận. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, bây giờ có thể xác thực trực tuyến. Ai từng mở tài khoản Momo, Vnpay, ZaloPay sẽ hiểu – có nghĩa bạn chỉ cần ngồi tại nhà đã mở được rồi.
Trước đây là không Online hoàn toàn, tuy nhiên bây giờ thì có online luôn. (Cập nhật 12/2020)
Nhiều nơi nói online, thì chỉ là đăng ký online, phải gửi giấy tờ lên mới xác nhận được (95% vẫn còn vậy). Tuy nhiên có vài công ty được phép mở tài khoản online hoàn toàn 100%; kể cả xác thực online.
Thực tế, mở tài khoản online: Ghi thông tin cho nhanh, và tạo cảm giác ảo bạn có 1 tài khoản chứng khoán rồi, có thể đăng nhập, xem màn hình nhưng không cho giao dịch. Bạn mở một tài khoản online thì bạn có tất cả chức năng của 1 tài khoản trừ việc nạp tiền và giao dịch! – Để có tài khoản đúng nghĩa bạn phải bổ sung 1 số giấy tờ.
Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?
Không có cái gì là tốt nhất ở mọi thứ. Vai trò của công ty chứng khoán với việc thành công của bạn rất thấp. Ở Việt Nam, hay ở Mỹ tính hàng chục hay cả trăm năm; thì trung bình lợi nhuận mỗi năm sẽ tầm gần 10%/năm (nhưng có năm lỗ, năm lời nhiều). Đó là phần bạn sẽ được hưởng nhưng mấy công ty chứng khoán cắn ở phí 1 đoạn rồi. Nếu bạn đầu tư tốt, lợi nhuận bạn sẽ cao hơn.
Kinh nghiệm của các chuyên gia cho thấy, khi mở tài khoản cần chọn công ty đáp ứng cả 3 tiêu chí:
- Chi phí giao dịch, margin thấp.
- Có uy tín
- Hệ thống vận hành ổn định
Mở tài khoản chứng khoán bạn có khả năng bị dụ gì?
Kinh doanh thì cần lợi nhuận, mọi công ty chứng khoán đều muốn lợi nhuận ở maximum, mà lợi nhuận công ty chứng khoán là chi phí của bạn. Nên sinh ra nhiều dịch vụ để nhiều phí, dù là nó chẳng đáng tiền:
- Phí môi giới cao. Bạn nhớ chỉ chấp nhận maximum là 0.2% thôi
- Mua các phần mềm, dữ liệu
- Hệ thống báo điểm mua/ điểm bán nhưng hiệu quả thấp
- Phí sử đòn bẩy cao
- Mời bạn giao dịch phái sinh, nhưng chưa tư vấn kỹ về rủi ro. Bên chứng khoán không muốn nói nhiều về điều này, chỉ ưu tiên nói ích lợi.
Đầu tư chứng khoán: Phải phù hợp với bối cảnh và thời gian của bạn. Bạn làm giám đốc hay nhân viên văn phòng, bạn cần thời gian phát triển sự nghiệp nữa. Mở một tài khoản chơi là sự khởi đầu tốt cho thành công tương lai. Chúc bạn thành công!
>>> Tin mới: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Rủi ro hay cơ hội cho nhà đầu tư?