Đầu tư chính là cách giúp bạn kiếm tiền bền vững; và chứng khoán là kênh đầu tư được rất nhiều người lựa chọn để làm giàu. Bên cạnh cơ hội cải thiện tài chính đầy tiềm năng; đầu tư chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro mà bạn không thể lường trước được. Cùng tinnongthitruong tìm hiểu những rủi ro khi đầu tư chứng khoán để có quyết định đúng đắn nhất nhé!!!
Các rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống hay còn được gọi là rủi ro thị trường; bao gồm những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán; mà bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia chứng khoán đều gặp phải. Những rủi ro trong đầu tư chứng khoán của rủi ro hệ thống như:
Rủi ro giá hàng hóa
Một khi tham gia đầu tư chứng khoán tức là bạn đang đầu tư vào các công ty cổ phần phát hành chứng khoán; hay nói một cách cụ thể hơn chính là đầu tư vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu; giá điện, ga,…. Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro giá chứng khoán xảy ra lớn hơn.

Rủi ro khi đầu tư chứng khoán: Rủi ro mô hình
Nhà đầu tư chứng khoán sẽ chọn mô hình đầu tư phù hợp. Việc xây dựng mô hình không thể tách khỏi các yếu tố kỹ thuật của thị trường. Nhưng, thị trường chứng khoán lại biến động không theo một quy tắc nào cả; điều này tạo ra những rủi ro trong đầu tư chứng khoán lớn.
Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi.
- Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lượng lớn => thanh khoản ở mức cao.
- Nếu khối lượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra => thanh khoản ở mức thấp.
>>> XEM THÊM: Cách đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất cho người mới
Rủi ro đầu tư chứng khoán là lạm phát và lãi suất
Sự dao động của lãi suất trái phiếu chính phủ tạo nên biến động trong kỳ vọng mức sinh lời của các chứng khoán khác, gây ra rủi ro lãi suất. Quy luật giá chứng khoán luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường (khi lãi suất thị trường tăng sẽ gây ra sự sụt giá của thị trường chứng khoán và ngược lại). Hiện tượng lãi suất xảy ra, khiến giá trị của đồng tiền thay đổi; và mất giá ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận trong tương lai.
Rủi ro khi đầu tư chứng khoán: Rủi ro phi hệ thống
Đây là những rủi ro đặc trưng trong từng ngành hoặc từng công ty. Loại rủi ro này không có tính chất bao trùm cả thị trường; chỉ ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư cá biệt nhất định.
Rủi ro xếp hạng
Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hàng hằng năm; chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Rủi ro về mặt xếp hạng như doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước; khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán: Rủi ro lỗi thời
Sự ổn định, không có giá trị đổi mới sẽ khiến lợi nhuận của doanh nghiệp, ngành nghề tăng trưởng chậm, lỗi thời; bị các đối thủ vượt lên. Giá trị cổ phiếu, chứng khoán sẽ bị sụt giảm.
Rủi ro kiểm toán
Rủi ro khi đầu tư chứng khoán này có thể đến với nhiều doanh nghiệp; bởi sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp; hoạt động sản xuất không hiệu quả; gây thiệt hại tới doanh nghiệp cũng như giảm giá cổ phiếu.
>>> XEM THÊM: Khởi đầu học đầu tư chứng khoán online để trở nên chuyên nghiệp
Rủi ro truyền thông – Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Những thông tin truyền thông xấu, từ đối thủ,… sẽ làm giảm sút giá chứng khoán nhanh chóng.
Rủi ro pháp lý
Nhà nước có những quy định nghiêm ngặt về vốn; Luật chứng khoán được điều chỉnh liên tục để nâng cao tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư hay công ty phát hành chứng khoán không nắm rõ các vấn đề pháp lý; sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn.
Biện pháp giảm rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là điều tất yếu mà gần như 100% người tham gia thị trường đều phải đối mặt. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, có thể áp dụng các giải pháp sau để hạn chế rủi ro đầu tư chứng khoán.

Tập trung đầu tư dài hạn
Đầu tư khác với đầu cơ, và chứng khoán là một loại hình đầu tư lâu dài. Cần tích lũy cho mình kiến thức, sự kiên nhẫn và dám mạo hiểm; tránh để cảm xúc chi phối để theo dõi các mục tiêu dài hạn.
Theo dõi thông tin, biến động thị trường để giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Điều này nhằm tránh những rủi ro hệ thống (lãi suất, giá hàng hóa,….); và cả phi hệ thống đối với từng ngành.
Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật
Nhà đầu tư nên xây dựng cho mình bộ nguyên tắc riêng: mức chốt lỗ, chốt lời, thời điểm bán, thời điểm mua,… điều đó sẽ giúp nhà đầu tư tránh khoản lỗ lớn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư – Biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa rủi ro khi đầu tư chứng khoán
“Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ” là lời khuyên của đại đa số các nhà tài chính lớn. Cụ thể là phong cách đầu tư đa dạng hóa danh mục. Có nhiều hình thức để hiểu cách giảm thiểu rủi ro này:
- Lựa chọn nhiều cổ phiếu của các công ty ở các ngành khác nhau: giảm rủi ro phi hệ thống đối với từng ngành. Ví dụ: bất động sản, bán lẻ, dầu khí…
- Lựa chọn nhiều hình thức đầu tư ngoài chứng khoán, ví dụ: mua bán bất động sản; ăn chắc mặc bền như gửi tiết kiệm; hoặc tài chính bền vững hơn với trái phiếu doanh nghiệp…

Ngày nay, trái phiếu doanh nghiệp dần chiếm được lòng nhà đầu tư từ tổ chức đến cá nhân. Lý do đơn giản vì tính ổn định bất chấp biến động kinh tế, điển hình hiện nay ảnh hưởng từ đại dịch; hoặc tính an toàn không thua kém gửi tiết kiệm; nhưng lãi suất hấp dẫn hơn từ 12%/năm; tính thanh khoản cao,… Đây là một hình thức lựa chọn đáng quan tâm khi nhà đầu tư muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm tránh rủi ro đầu tư chứng khoán ở mức tối thiểu.
Người chơi cần nhận định những rủi ro khi đầu tư chứng khoán; những biến động khôn lường từ thị trường để có bước đi cẩn trọng; tránh xa đà vào những miếng mồi hấp dẫn. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp người chơi chuẩn bị sẵn tinh thần và có biện pháp phù hợp.
>>> XEM THÊM: Cách mở tài khoản chứng khoán an toàn năm 2022